Tình hình buôn bán ‘ế ẩm’ của những thương hiệu xa xỉ
Sau khi ghé qua một vài cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton và Rolex ở khu mua sắm West End cao cấp của London hồi đầu tháng 10 mới đây
Nội dung bài viết
Doanh số bán hàng của LVMH chững lại là một trong những dấu hiệu cho thấy tình hình buôn bán "ế ẩm" của những thương hiệu xa xỉ.
Đến nhà giàu cũng phải "thắt lưng buộc bụng"...
Sau khi ghé qua một vài cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton và Rolex ở khu mua sắm West End cao cấp của London hồi đầu tháng 10 mới đây, Todd Vogt đã ra về tay trắng. Todd là Giám đốc điều hành một công ty khai thác mỏ người Canada và vợ của ông là tín đồ mua sắm của các thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, Todd nói rằng nền kinh tế ảm đạm hậu đại dịch và sự suy thoái kinh tế đã tác động nhiều đến việc chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ của vợ chồng ông.
"Vợ tôi thích túi xách của các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton và tôi thích đồng hồ", ông nói. "Giá cả đã tăng lên, bối cảnh kinh tế và triển vọng kinh tế dài hạn không cho phép gia đình chúng tôi chi tiêu hoang phí".
Vợ chồng Todd không phải là trường hợp duy nhất. Các nhân viên bán hàng của những thương hiệu cao cấp cũng cho rằng người mua sắm đã trở nên "thận trọng hơn" sau 3 năm bùng nổ chi tiêu cho hàng xa xỉ trên toàn cầu.
"Chúng tôi đã có một khởi đầu năm mới rất tốt, nhưng mọi thứ chắc chắn đã chậm lại. Có ít khách hàng đến cửa hàng hơn", một nhân viên làm việc tại cửa hàng Louis Vuitton cho biết.
Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp bán đồ xa xỉ đã phát triển với tốc độ kỷ lục sau khi người dân mắc kẹt ở nhà trong thời gian phong tỏa. Để thỏa mãn bản thân, tầng lớp giàu có của Trung Quốc sẵn sàng vung tiền mua túi xách LV và rượu sâm panh Dom Pérignon.
Dấu hiệu suy thoái thấy rõ
Giờ đây, mức tăng trưởng về doanh số bán hàng đang dần chậm lại khi người mua sắm trên khắp thế giới bắt đầu "hạn chế chi tiêu cho những món hàng xa xỉ".
Tác động đã được thể hiện rõ khi "đế chế" LVMH (công ty sở hữu Louis Vuitton, Christian Dior và rượu sâm panh Moët & Chandon), do tỷ phú người Pháp Bernard Arnault là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, báo cáo mức tăng trưởng doanh số 9% trong quý gần đây nhất, thấp hơn kỳ vọng và có sự sụt giảm mạnh so với mức tăng 17% đã được ghi nhận trong quý trước. Giám đốc tài chính của LVMH, Jean-Jacques Guiony, cho biết: "Sau 3 năm bùng nổ và có được thành tích xuất sắc, chúng tôi đang hướng tới những con số ngang với mức trung bình trong quá khứ".
"Chúng tôi sẽ chỉ dừng ở lại đó thôi chứ? Tôi thực sự không thể trả lời câu hỏi này. Không có lý do gì để khẳng định rằng chúng tôi sẽ sụp đổ hoặc sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 20% đã đạt được trong khoảng thời gian nhất định", Jean-Jacques nói thêm.
Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại đã rõ ràng kể từ đầu năm, nhưng thị trường châu Âu hiện cũng đang chững lại.
Và không nằm ngoài cuộc chơi, tốc độ tăng trưởng ở châu Á cũng tương tự. Ngoại trừ Nhật Bản là quốc gia có doanh số bán hàng tăng 30%. Nguyên nhân một phần do kết quả của làn sóng du khách Trung Quốc.
Tăng trưởng doanh số bán hàng tại Mỹ, thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp xa xỉ, tăng 2% trong quý 3 sau khi chững lại trong quý 2.
Châu Âu cũng đang theo sau, với tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại ở mức 7% so với 19% ở quý trước, do người mua bắt đầu "thắt lưng buộc bụng". Các nhà phân tích tại Ngân hàng Berenberg (Đức) cho rằng sự thay đổi về doanh số của hãng xe sang hàng đầu nước Pháp đã đánh dấu "sự kết thúc của những năm đầu thập niên 2020 rầm rộ".
"Động lực đặc biệt này sẽ không bao giờ kéo dài mãi mãi... và cuộc tranh luận quan trọng hiện nay là "tình trạng bình thường mới" sẽ như thế nào cho năm 2024 và những năm tiếp theo.
Theo công ty tư vấn Bain, dẫn đầu bởi các tập đoàn niêm yết lớn như LVMH và Hermès, hàng xa xỉ đã tăng trung bình hơn 20% mỗi năm kể từ năm 2020 trong khi mức trung bình lịch sử của ngành là gần 6%.
Theo bà Joëlle de Montgolfier, phó chủ tịch điều hành nghành bán lẻ và hàng xa xỉ tại Bain, kịch bản lạc quan trong năm nay sẽ là 8 đến 10%, hoặc 5% trong trường hợp bi quan hơn. Bà nói: "Về cơ bản, so với năm ngoái, chúng ta đang giảm một nửa tốc độ tăng trưởng".
Nguồn: Financial Times
Theo Phụ Nữ Số
Đến nhà giàu cũng phải "thắt lưng buộc bụng"...
Sau khi ghé qua một vài cửa hàng của các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton và Rolex ở khu mua sắm West End cao cấp của London hồi đầu tháng 10 mới đây, Todd Vogt đã ra về tay trắng.
Mới đây, tạp chí Financial Times đã có bài phân tích về tình hình kinh doanh của các thương hiệu xa xỉ vào dịp cuối năm 2023, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát... Bài đăng với tiêu đề: "Luxury groups bid farewell to the 'roaring' pandemic years" (Tạm dịch: Các thương hiệu xa xỉ chia tay những năm đại dịch "huy hoàng").
"Vợ tôi thích túi xách của các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton và tôi thích đồng hồ", ông nói. "Giá cả đã tăng lên, bối cảnh kinh tế và triển vọng kinh tế dài hạn không cho phép gia đình chúng tôi chi tiêu hoang phí".
Vợ chồng Todd không phải là trường hợp duy nhất. Các nhân viên bán hàng của những thương hiệu cao cấp cũng cho rằng người mua sắm đã trở nên "thận trọng hơn" sau 3 năm bùng nổ chi tiêu cho hàng xa xỉ trên toàn cầu.
"Chúng tôi đã có một khởi đầu năm mới rất tốt, nhưng mọi thứ chắc chắn đã chậm lại. Có ít khách hàng đến cửa hàng hơn", một nhân viên làm việc tại cửa hàng Louis Vuitton cho biết.
Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp bán đồ xa xỉ đã phát triển với tốc độ kỷ lục sau khi người dân mắc kẹt ở nhà trong thời gian phong tỏa. Để thỏa mãn bản thân, tầng lớp giàu có của Trung Quốc sẵn sàng vung tiền mua túi xách LV và rượu sâm panh Dom Pérignon.
Dấu hiệu suy thoái thấy rõ
Giờ đây, mức tăng trưởng về doanh số bán hàng đang dần chậm lại khi người mua sắm trên khắp thế giới bắt đầu "hạn chế chi tiêu cho những món hàng xa xỉ".
Tác động đã được thể hiện rõ khi "đế chế" LVMH (công ty sở hữu Louis Vuitton, Christian Dior và rượu sâm panh Moët & Chandon), do tỷ phú người Pháp Bernard Arnault là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, báo cáo mức tăng trưởng doanh số 9% trong quý gần đây nhất, thấp hơn kỳ vọng và có sự sụt giảm mạnh so với mức tăng 17% đã được ghi nhận trong quý trước.
Ảnh minh họa.
"Chúng tôi sẽ chỉ dừng ở lại đó thôi chứ? Tôi thực sự không thể trả lời câu hỏi này. Không có lý do gì để khẳng định rằng chúng tôi sẽ sụp đổ hoặc sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 20% đã đạt được trong khoảng thời gian nhất định", Jean-Jacques nói thêm.
Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại đã rõ ràng kể từ đầu năm, nhưng thị trường châu Âu hiện cũng đang chững lại.
Và không nằm ngoài cuộc chơi, tốc độ tăng trưởng ở châu Á cũng tương tự. Ngoại trừ Nhật Bản là quốc gia có doanh số bán hàng tăng 30%. Nguyên nhân một phần do kết quả của làn sóng du khách Trung Quốc.
Tăng trưởng doanh số bán hàng tại Mỹ, thị trường lớn nhất của ngành công nghiệp xa xỉ, tăng 2% trong quý 3 sau khi chững lại trong quý 2.
Châu Âu cũng đang theo sau, với tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm lại ở mức 7% so với 19% ở quý trước, do người mua bắt đầu "thắt lưng buộc bụng".
Ảnh minh họa.
"Động lực đặc biệt này sẽ không bao giờ kéo dài mãi mãi... và cuộc tranh luận quan trọng hiện nay là "tình trạng bình thường mới" sẽ như thế nào cho năm 2024 và những năm tiếp theo.
Theo công ty tư vấn Bain, dẫn đầu bởi các tập đoàn niêm yết lớn như LVMH và Hermès, hàng xa xỉ đã tăng trung bình hơn 20% mỗi năm kể từ năm 2020 trong khi mức trung bình lịch sử của ngành là gần 6%.
Theo bà Joëlle de Montgolfier, phó chủ tịch điều hành nghành bán lẻ và hàng xa xỉ tại Bain, kịch bản lạc quan trong năm nay sẽ là 8 đến 10%, hoặc 5% trong trường hợp bi quan hơn. Bà nói: "Về cơ bản, so với năm ngoái, chúng ta đang giảm một nửa tốc độ tăng trưởng".
Nguồn: Financial Times
Theo Phụ Nữ Số