Ruốc rươi - món ăn dân dã có giá trị dinh dưỡng cao
Trước đây, ruốc rươi thường được các gia đình chế biến làm món ăn dân dã sử dụng hàng ngày. Ngày nay, món ruốc rươi đã trở thành đặc sản với giá bán lên đến cả triệu đồng vẫn hút khách tìm mua.
Nội dung bài viết
Trước đây, ruốc rươi thường được các gia đình chế biến làm món ăn dân dã sử dụng hàng ngày. Ngày nay, món ruốc rươi đã trở thành đặc sản với giá bán lên đến cả triệu đồng vẫn hút khách tìm mua.
nước rút" mùa deadline trước Tết, làm gì để giải tỏa?
Anh Nguyễn Anh Ngọc (49 tuổi, trú xã Châu Nhân) cho hay ruốc rươi rất được khách ưa chuộng. Gia đình anh muối hũ nào chín chỉ bán vài ngày là hết. Ngoài khách địa phương mua, nhiều khách ở xa gọi điện đặt hàng đều được anh ngọc đóng gói, bọc cẩn thận rồi gửi xe cho khách. "Ruốc rươi càng để lâu càng dậy mùi thơm nên có thể để quanh năm mà không sợ hư hỏng. Khách rất thích ruốc rươi, có nhiều thời điểm hàng không có để bán vì không có rươi tươi để muối", anh Nguyễn Anh Ngọc chia sẻ.
nước rút" mùa deadline trước Tết, làm gì để giải tỏa?
Rươi được ví như con “rồng đất”. Bởi rươi là loài nhuyễn thể sinh sống trong bùn đất ở vùng ruộng đồng tiếp giáp với nước ngọt và nước lợ. Mùa rươi xuất hiện vào những tháng 10, tháng 11 âm lịch hàng năm và thường chỉ nổi vào các ngày rằm hoặc mùng Một đầu tháng. Rươi được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, từ lâu, rươi đã có giá trị kinh tế lớn với giá bán giao động khoảng 400.000 đồng/kg.
Rươi có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiền món ngon đặc sản đắt tiền như chả rươi, rươi rán trứng, rươi xào, rươi nấu canh...
Ngoài những sản phẩm trên, rươi còn được muối thành ruốc để làm gia vị chấm cho các món ăn như thịt, rau luộc... Bà Lê Thị Thảo (81 tuổi, trú xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên,
Chị Võ Thị Ngọc Lan (44 tuổi, con gái bà Thảo) cho biết chị đã có hơn 20 năm làm nghề muối ruốc rươi nên có kinh nghiệm nhiều. Trước đây, chị được mẹ bày dạy cách muối ruốc rươi phục vụ cho gia đình. Về sau khi có nhiều thì tặng cho người thân bạn bè. Thấy chị Lan muối ruốc rươi ngon, nhiều người đặt hàng nhờ chị Lan muối. Dần dần, thấy nhu cầu của khách nhiều, chị Lan cũng mua về muối để bán. Có lúc ruốc làm ra không kịp bán.
Chị Lan chia sẻ rươi dùng để muối ruốc phải là rươi tươi không qua đông lạnh. Sau khi mua của người dân ngoài ruộng về sẽ được rửa sạch qua nhiều nước rồi để ráo.
“Vỏ quýt khô, nghệ, hành tăm, gừng thì được giã nhỏ. Sau khi cho rươi vào hũ sành, lượng gia vị sẽ được nêm theo công thức nhất định rồi dùng đũa tre để đánh rươi thật nhuyễn. Điều quan trọng trong muối rươi là không để nước lạnh rơi vào. Nếu một giọt nước rơi vào thì cả hũ rươi sẽ hỏng”, chị Lan chia sẻ.
Sau khi làm xong các công đoạn, chị Lan sẽ dùng vải, dây chun buộc chặt miệng hũ rươi để hũ rươi được kín, tránh bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Theo kinh nghiệm của chị Lan, chị thường muối rươi vào ban đêm. Vì ban đêm sẽ tránh được gió và các loại côn trùng khác có thể làm hỏng hũ rươi muối.
Sau khi hũ rươi chín, chị Lan cùng người thân sẽ đóng thành từng chai 500 ml để bán cho khách. Được biết, với 10 kg rươi tươi cùng các gia vị, sau khi muối xong chị Lan sẽ thu được khoảng từ 8-9 lít ruốc rươi. Với giá bán dao động từ 800.000-900.000 đồng mỗi lít, mỗi hũ rươi chị Lan muối sẽ bán được với giá khoảng 8 triệu đồng.
Theo Tiền Phong