Phong cách thời trang True Religion Jean – Quần jean ông địa
Phong cách thời trang True Religion Jean – Quần jean ông địa. Có một loại quần jean rất nổi tiếng mà khi du hí sang Việt Nam “chết” một cái tên hết sức tâm linh và tưởng như mất sạch “phong độ” là “quần jean
Nội dung bài viết
Phong cách thời trang True Religion Jean – Quần jean ông địa. Có một loại quần jean rất nổi tiếng mà khi du hí sang Việt Nam “chết” một cái tên hết sức tâm linh và tưởng như mất sạch “phong độ” là “quần jean ông địa”. Tên gọi này xuất phát từ biểu tượng của thương hiệu True Religion Jean hay cũng thường được gọi là Buhhda Jeans, hình ảnh một ông phật mũm mỉm.
Câu chuyện về true religion jean là một câu chuyện Mỹ độc đáo. Cũng như các teenager lớn lên ở thành phố New York, Jeffrey Lubell – người sáng lập, chủ tịch, đồng thời là giám đốc điều hành, ông cũng tẩy bạc màu, làm xước hay xé toạc te tua ở đầu gối và trang trí lên những chiếc quần jean mà ông yêu thích bằng da và những miếng vá bằng vải denim khác nhau.
Tôi của ngày xưa cũng thường bày vẽ đủ chiêu trò với những chiếc quần jean nguyên vẹn mới tinh trơn tru của mình bằng cách ngâm một phần ống với thuốc tẩy, những miếng vá chắp nối và những đường chỉ thêu nổi, phần ống khác màu của jean này ráp vào phần ống của jean kia, có khi lại đem chiếc Áo khoác blazer jean yêu thích (khi đã bị chật ống tay và vai) cắt gọt thành chiếc áo ghile jean, “đục khoét” linh tinh trên cổ áo và đính chi chít những hạt nút và kim băng. Cái tuổi “teenager” của tôi làm cho hầu hết các người thợ may trong cái thị xã yên bình đều đều ấy phải đổ mồ hôi hột. Vậy ra, True Religion Jean là phải nổi loạn, mạnh mẽ và cá tính như vậy. Và từ những ngẫu hứng sốc nổi của cái tuổi dở dở ương ương ấy, thời trang của tôi bộc phát, từ từ lớn lên giữa cái tỉnh lị thanh bình, như Lubell đã nói: “This is where my denim journey began”
Câu chuyện về True Religion Jean, hay nói riêng với cái tên Buhhda Jeans, đó là tâm linh, là tôn thờ và niềm tin của Jeffrey Lubell. Tuy nhiên, vô hình điều đó đã gây nên một sự hiểu lầm về việc nhà sáng lập ngụ ý tuyên bố Buhhda chính là True Religion, và những người sùng đạo lại nhìn nhận một cách vô hình đó là Buhhda chính là only one real religion. Và những người con của các tôn giáo khác, từ những người rất yêu thích True Religion Jean cho đến những người đầy tiêu cực, dần dần e ngại rồi “xa lánh”, và không những cự tuyệt mà còn cự rất “tệ” đối với thương hiệu jean này….
Nói về điều này, xoay quanh là một vấn đề tôn giáo đầy tế nhị nên tôi bất giác rất gượm tay, văn chương, câu cú quá đỗi lúng túng. May thay, những điều kể trên hoàn toàn có vẻ không phải là “tuyên ngôn” của Jeffrey Lubell. Từ logo của True Religion Jean, một biểu tượng gần giống như chữ U, đúng vậy đấy, tôi và bạn đều không hiểu sai, đích thị là kiểu chữ U có chân của Times, courier hay Georgia gì đấy chứ không phải Arial hay Helvetica
Khác với những thiết kế logo có ý nghĩa sâu xa như một số logo thương hiệu nổi tiếng khác, logo của True Religion Jean chỉ là nét chữ U có chân, tượng trưng cho một kiểu cười nhoẻn miệng và tưởng như chẳng mấy gì hay ho hơn. Tệ hơn nếu bị coi là biểu tượng thương hiệu hời hợt thì tôi lại nghĩ, có lẻ đây mới đúng thực là sự bình dị kiểu Mỹ. Không gì hơn, điều mà Lubell muốn thể hiện, là “mưu cầu” sự hài lòng của các khách hàng từ nam, nữ, lớn, nhỏ, bé, trẻ, v.v… từ cảm giác vừa vặn, chất lượng và phong cách của người mặc cho đến cảm giác vui vẻ, thân thiện của người đối diện dựa trên sự độc đáo, nổi bật phong cách Hippie, Bohemian và Chic của True Religion, hay đúng hơn là cảm hứng thời trang mà Lubell muốn truyền tải.
Và, biểu tượng Buhhda ôm đàn ghi ta, ra dấu bàn tay với ngón cái number one, xuất phát từ hình ảnh phật Di Lặc của Trung Quốc những lại truyền cảm hứng đậm chất Hippie sôi nổi kiểu Mỹ; đồng thời logo của True Religion Jean cũng chính là nụ cười mũm mỉm của vị bồ tát hạnh phúc này. Khẳng định lại tên gọi nhãn hiệu của mình, Jeffrey Lubell đã nói: “There’s only one real religion and that’s people,”. Vâng, chỉ có một sự tôn thờ duy nhất và đó chính là con người.