Những bộ đồng phục tiếp viên hàng không ‘nức tiếng’ nhất lịch sử
Ngành hàng không không chỉ nổi tiếng với sự tiện lợi và nhanh chóng ...
Nội dung bài viết
Ngành hàng không không chỉ nổi tiếng với sự tiện lợi và nhanh chóng mà còn được biết đến với sự phong phú và đa dạng trong thời trang đồng phục của các tiếp viên hàng không. Những bộ đồng phục này không chỉ là trang phục làm việc, mà còn là biểu tượng của thời trang và văn hóa. Bên cạnh đó, những bộ đồng phục của các hãng hàng không chính là tấm gương phản ánh xu hướng thời trang qua các thời kỳ, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của các hãng hàng không.
Thập niên 30
Thập niên 30
Những năm 1930 đánh dấu sự xuất hiện của những tiếp viên hàng không nữ đầu tiên, với trang phục lấy cảm hứng từ những bộ đồ của các y tá, nhằm tạo cảm giác an toàn và tin cậy cho hành khách. Trong giai đoạn này, đồng phục của họ thường được làm bằng len dày, có màu đậm, kèm theo áo choàng và mũ, giúp họ giữ ấm khi máy bay hạ cánh để tiếp nhiên liệu.
Vào năm 1939, United Airlines thay đổi mạnh mẽ với việc thuê nhà thiết kế Zay Smith tạo ra một bộ đồng phục với màu sắc sáng hơn, phản ánh màu sắc của hãng hàng không. Đồng phục này bao gồm một chiếc đầm crepe trắng cộc tay và áo khoác len màu xanh hải quân với vai phồng, thể hiện sự nữ tính và tươi vui hơn.
Thập niên 60 - 70
Bước vào kỷ nguyên máy bay phản lực, bộ đồng phục cũ của Air France không còn phù hợp với vai trò năng động hơn của nhân viên tiếp viên hàng không. Hãng đã giao phó thiết kế đồng phục mới cho nhà mốt Christian Dior dưới sự dẫn dắt của Marc Bohan. Vào tháng 3/1962, mẫu đồng phục mới đã được ra mắt, đánh dấu lần đầu tiên một trang phục Haute Couture được sử dụng làm đồng phục.Chiếc váy mùa hè màu xanh da trời nổi bật với dây đai có nút thắt kiểu Nhật được may tỉ mỉ, còn bộ suit mùa đông màu xanh hải quân được trang trí với cổ áo Claudine.
Thập niên 60 của thế kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi lớn trong ngành thời trang với sự bùng nổ của phong cách tự do và màu sắc. Năm 1966, Braniff International Airways, một hãng hàng không đã ngừng hoạt động, đã mời nhà thiết kế người Ý Emilio Pucci để tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho các tiếp viên của họ. Các bộ đồng phục có màu sắc rực rỡ và họa tiết táo bạo đã làm thay đổi cách nhìn nhận về đồng phục tiếp viên hàng không.
Thập niên 60 của thế kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi lớn trong ngành thời trang với sự bùng nổ của phong cách tự do và màu sắc. Năm 1966, Braniff International Airways, một hãng hàng không đã ngừng hoạt động, đã mời nhà thiết kế người Ý Emilio Pucci để tạo ra một diện mạo hoàn toàn mới cho các tiếp viên của họ. Các bộ đồng phục có màu sắc rực rỡ và họa tiết táo bạo đã làm thay đổi cách nhìn nhận về đồng phục tiếp viên hàng không.
Năm 1968, Pierre Cardin đã được giao phụ trách thiết kế đồng phục cho hãng hàng không UTA. Nhà thiết kế người Pháp gốc Ý đã đem đến những thiết kế mang ảnh hưởng từ bộ sưu tập "Cosmos" của chính mình. Trang phục mùa hè được làm từ vải gabardine màu be viền trắng, còn đồng phục mùa đông là chiếc áo jersey màu xanh với đường viền xanh lá. Cả hai thiết kế đều đi kèm với chiếc mũ ton-sur-ton với trang phục.
Năm 1969, NTK Cristóbal Balenciaga đã đảm nhiệm thiết kế trang phục cho hãng hàng không Air France. Sau khi hoàn thành bộ sưu tập cho Air France, Balenciaga đã đóng cửa nhà mốt của mình.
Thập niên 70 - 80
Thập niên 70 và 80 tiếp tục là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thời trang hàng không với sự góp mặt của các nhà thiết kế danh tiếng như Valentino và Yves Saint Laurent. Họ là những người đã mang lại dáng vẻ hiện đại và thời thượng, đồng thời vẫn giữ được sự thoải mái và tính tiện dụng cho bộ trang phục của các tiếp viên hàng không.
Thập niên 70 và 80 tiếp tục là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thời trang hàng không với sự góp mặt của các nhà thiết kế danh tiếng như Valentino và Yves Saint Laurent. Họ là những người đã mang lại dáng vẻ hiện đại và thời thượng, đồng thời vẫn giữ được sự thoải mái và tính tiện dụng cho bộ trang phục của các tiếp viên hàng không.
Năm 1971, Valentino đã mang niềm đam mê về màu sắc của mình vào việc thiết kế đồng phục cho hãng hàng không Trans World Airlines. Sự ra đời của mẫu đồng phục này cũng đánh dấu một sự chuyển mình trong thời trang hàng không khi giới hạn tuổi được bãi bỏ.
Cũng vào năm 1971, Emilio Pucci đã đặt tên bộ sưu tập tiếp theo của mình cho Braniff International Airways là “747 Braniff Place”, với mục đích vinh danh chiếc máy bay phản lực mới của hãng hàng không. Những thiết kế in họa tiết nổi tiếng của ông xuất hiện trên phần váy như những đường viền trang trí, tạo nên một vẻ ngoài hoàn chỉnh và tinh tế cho các tiếp viên hàng không.
Năm 1973, André Courrèges đã thiết kế mẫu đồng phục mới cho đội ngũ phi hành đoàn của UTA. Bộ sưu tập đồng phục của ông cho hãng hàng không bao gồm: váy, quần suông, áo len ôm sát cơ thể và áo khoác ngắn làm từ chất liệu giả da.
Năm 1976, Nina Ricci đã thiết kế cho Air New Zealand các bộ đồng phục mang màu sắc xanh dương, xanh lá cây và trắng sử dụng các họa tiết hình học.
Tạm biệt các bộ đồng phục mang phong cách táo bạo và tiên phong, năm 1979, UTA đã hợp tác với nhà mốt xa xỉ nước Pháp Hermès để cho ra mắt mẫu thiết kế đồng phục mới mang kiểu dáng lãng mạn cổ điển.
Yves Saint Laurent là người thiết kế đồng phục cho Qantas Airways vào năm 1986.
Năm 1987, UTA lại thay đổi mẫu đồng phục của mình. Marc Bohen, giám đốc sáng tạo của Christian Dior tại thời điểm đó, là người chịu trách nhiệm cho những thiết kế mang xu hướng "power dressing" của phụ nữ ở thập niên 80 này.
Thế kỷ 21
Bước sang thế kỷ 21, những bộ đồng phục tiếp viên hàng không tiếp tục phản ánh sự sáng tạo không ngừng của ngành thời trang. Christian Lacroix, Vivienne Westwood và những nhà thiết kế khác đã đưa vào các thiết kế của họ những sắc thái độc đáo, từ những đường nét cắt may tinh xảo đến những phụ kiện ấn tượng.
Bước sang thế kỷ 21, những bộ đồng phục tiếp viên hàng không tiếp tục phản ánh sự sáng tạo không ngừng của ngành thời trang. Christian Lacroix, Vivienne Westwood và những nhà thiết kế khác đã đưa vào các thiết kế của họ những sắc thái độc đáo, từ những đường nét cắt may tinh xảo đến những phụ kiện ấn tượng.
Năm 2005, Christian Lacroix đã sáng tạo ra một bộ sưu tập gồm 100 item thời trang phong phú cho Air France. Các thiết kế này có thể được phối hợp theo cách riêng của mỗi người, mang đến cơ hội cho đội ngũ phi hành đoàn khoe phong cách độc đáo của riêng mình.
Thiết kế bởi vị cựu giám đốc sáng tạo của Dior Gianfranco Ferré, bộ đồng phục thanh lịch và thời trang này đã được mặc trên các chuyến bay của Korean Air kể từ năm 2005.
Vivienne Westwood đã thiết kế đồng phục mới cho Virgin Atlantic vào năm 2014. Cố NTK người Anh đã nâng cấp trang phục đỏ biểu tượng của hãng hàng không bằng những thiết kế lấy cảm hứng từ thời trang Pháp những năm 40, bao gồm: áo khoác xếp ly với hai hàng khuy, áo khoác cổ cao kết hợp với chân váy bút chì và đôi giày gót đặc trưng .
Năm 2017, Laurence Xu đã sáng tạo ra phiên bản cách tân của chiếc xường xám cho hãng hàng không Hainan Airlines. NTK người Trung Quốc đã kết hợp phom dáng của chiếc váy truyền thống và phong cách draping theo kiểu phương Tây, nhằm làm nổi bật lên vẻ thanh lịch và nữ tính cho người mặc.
Từ những chiếc áo choàng và mũ len của những năm 1930 đến những bộ cánh đầy màu sắc và phong cách của thế kỷ 21, đồng phục tiếp viên hàng không không ngừng thay đổi và phát triển. Chúng không chỉ đại diện cho sự thay đổi trong ngành hàng không mà còn là một phần không thể tách rời của lịch sử thời trang toàn cầu.
Theo Phụ nữ số