Khung hình ngập visual trong phim ‘Cám’
Màn ảnh rộng Việt Nam đang sôi sục với sự xuất hiện của Cám - bom tấn được tiết lộ là tác phẩm kinh dị có sự đầu tư lớn nhất lịch sử điện ảnh Việt, tiêu tốn tổng cộng 3 năm nghiên cứu và sản xuất.
Nội dung bài viết
Màn ảnh rộng Việt Nam đang sôi sục với sự xuất hiện của Cám - bom tấn được tiết lộ là tác phẩm kinh dị có sự đầu tư lớn nhất lịch sử điện ảnh Việt, tiêu tốn tổng cộng 3 năm nghiên cứu và sản xuất. Trong đó, để đảm bảo tính đúng đắn của lịch sử, phần phục trang cũng là khâu được ekip chăm chút kỹ lưỡng nhất, mang đến những bộ cánh tinh xảo và cầu kỳ cho từng nhân vật.
Quy trình nghiên cứu dày công: "Hay dở tính sau phải đúng trước đã"
Để tạo ra những bộ trang phục này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo của những người làm phim mà chính yếu là sự kiên nhẫn của ekip, đã tìm hiểu một cách chuẩn sát, đưa chất liệu lịch sử vào từng chi tiết nhỏ nhất. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết, mỗi bộ trang phục đều phải trải qua quy trình 3 bước. Đầu tiên, đạo diễn và họa sĩ Duy Văn tạo ra phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, thiết kế sẽ được nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam nhận xét, góp ý. Kết quả cuối cùng sẽ do Nabongchua - Giám đốc phục trang của phim thực hiện sản xuất.
"Chúng tôi thường nói rằng là hay dở tính sau nhưng phải đúng trước đã" , nam đạo diễn nhấn mạnh. Ekip làm phim cho rằng trang phục của Cám dị bản cần sát với hình dung của mọi người về câu chuyện này nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo.
Ngoài ra, để tạo được những bộ trang phục không chỉ chỉ đẹp mắt mà còn truyền tải được không khí và bối cảnh lịch sử một cách chân thực như ý đồ của đạo diễn và nhà sản xuất thì chất liệu, màu sắc của vải và các chi tiết khác đều phải được tính toán kỹ càng.
Chẳng hạn, những chi tiết trên trang phục được xử lý hoàn toàn bằng tay, từ việc thêu đến đính kết hạt cườm và đá quý. Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp với ánh sáng thực tế ở hiện trường, một số món đồ còn phải được thay thế, hoàn thiện ngay tại bối cảnh trường quay. Các loại vải được sử dụng cũng đều là những loại cao cấp, có độ rũ và ánh sáng phù hợp với thời đại mà bộ phim muốn tái hiện. Để có được khung hình ngập visual mãn nhãn của Thái tử và Thái tử phi trong ngày tiến cung là sự đầu tư và chọn lọc cẩn thận từ nhiều yếu tố trong trang phục như: thiết kế, chất liệu, màu sắc... để vừa phản ánh đúng thẩm mỹ của lịch sử vừa tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng trên màn ảnh.
Nhà sản xuất Hoàng Quân bổ sung: "Việc đầu tư thời gian và công sức vào trang phục không chỉ nhằm tạo ra vẻ đẹp thị giác mà còn để truyền tải được không khí và bối cảnh lịch sử một cách chân thực. Chúng tôi muốn khán giả khi xem phim không cảm thấy chúng tôi đã hời hợt hay thiếu sót với chính sự ủng hộ của họ."
Cảnh tiến cung ngập tràn visual & 2 bộ trang phục đắt giá nhất phim
Nổi bật trên những phân đoạn nhuốm màu u tối của bộ phim là cảnh tiến cung của Tấm và Thái tử. Không chỉ giúp người xem mãn nhãn bởi ngoại hình của cặp "tiên đồng ngọc nữ" Rima Thanh Vy và Hải Nam, khung hình ngập visual này còn mang đến giá trị nghệ thuật to lớn khi sở hữu 2 bộ phục trang đắt giá nhất phim. Được biết, ekip sản xuất đã mất đến gần nửa năm để hoàn thành cả 2 bộ từ khâu thiết kế cho đến khi tiến hành sản xuất. Khung hình ngập tràn visual của Tấm và Thái Tử trong ngày tiến cung gây choáng ngợp với 2 bộ phục trang được đầu tư kỹ lưỡng nhất phim.
Theo đó, quá trình tạo ra 2 bộ trang phục này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn cần đến sự tỉ mỉ, cẩn trọng từ phía đội ngũ sản xuất lẫn chuyên gia sử học. Trang phục phim Cám nói chung và cảnh tiến cung nói riêng lấy bối cảnh lịch sử cuối thời Lê - đầu triều Nguyễn. Trong đó, phần phức tạp và đặc biệt nhất thuộc về phục trang của Thái tử phi (Tấm) do Rima Thanh Vy thủ vai.
Với sự tinh tế trong từng chi tiết, bộ cổ phục trên được lấy cảm hứng từ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, bộ cánh gây ấn tượng khi thể hiện được nét uy quyền, quý phái của phụ nữ quý tộc xưa. Cần tới ít nhất 4 lớp phục sức để cấu thành bộ trang phục này, bao gồm: áo Giao lĩnh, Viên lĩnh bên trong, khoác ngoài là Đối khâm thêu họa tiết vàng anh, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Bộ trang phục của nhân vật Tấm trong cảnh tiến cung được đầu tư bài bản, lấy cảm hứng từ một vị Hoàng hậu thời Lê.
Hiện tại, pho tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc - vợ Vua Lê Thần Tông vẫn còn nguyên vẹn và được được xếp vào hàng Bảo vật Quốc gia trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Bên cạnh trang phục, yếu tố phụ kiện đi kèm cũng góp phần làm nên tạo hình đẹp mỹ mãn cho nhân vật Tấm. Trong ngày sắc phong làm Hoàng hậu, cô được chỉnh trang với 4 trâm cài tóc tinh xảo bao gồm: 2 trâm hoa, 1 trâm vàng anh đúc nguyên chiếc và 1 trâm mai lan cúc trúc. Chưa kể còn có thêm bông tai, lược vàng và xích, đặc biệt là khăn Nhiễu với Ngọc bội cũng được tái hiện theo mẫu của giai đoạn lịch sử này. Trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài, kim hoa và ngọc bội được chạm khắc công phu bằng vàng, khắc họa sự sang trọng, lộng lẫy của người phụ nữ quý tộc thời ấy.
Sự tỉ mỉ trong việc tạo ra những món trang sức cầu kỳ cho thấy tính kỹ lưỡng của ekip sản xuất, khi họ không chỉ tập trung vào vẻ đẹp bên ngoài mà còn chú trọng đến ý nghĩa và giá trị lịch sử của từng chi tiết.
Với trang phục của nhân vật Thái tử do diễn viên Hải Nam thủ vai cũng không kém phần tinh xảo so với nhân vật Tấm. Trong ngày trọng đại, Thái tử khoác áo Đối khâm, bên trong là Viên lĩnh, tóc được cúi cao, đội mão nạm vàng.
Visual phong độ của Thái tử khi khoác lên bộ trang phục cầu kỳ ngày đón Tấm về cung.Nổi bật trên những phân đoạn nhuốm màu u tối của bộ phim là cảnh tiến cung của Tấm và Thái tử. Không chỉ giúp người xem mãn nhãn bởi ngoại hình của cặp "tiên đồng ngọc nữ" Rima Thanh Vy và Hải Nam, khung hình ngập visual này còn mang đến giá trị nghệ thuật to lớn khi sở hữu 2 bộ phục trang đắt giá nhất phim. Được biết, ekip sản xuất đã mất đến gần nửa năm để hoàn thành cả 2 bộ từ khâu thiết kế cho đến khi tiến hành sản xuất. Khung hình ngập tràn visual của Tấm và Thái Tử trong ngày tiến cung gây choáng ngợp với 2 bộ phục trang được đầu tư kỹ lưỡng nhất phim.
Theo đó, quá trình tạo ra 2 bộ trang phục này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn cần đến sự tỉ mỉ, cẩn trọng từ phía đội ngũ sản xuất lẫn chuyên gia sử học. Trang phục phim Cám nói chung và cảnh tiến cung nói riêng lấy bối cảnh lịch sử cuối thời Lê - đầu triều Nguyễn. Trong đó, phần phức tạp và đặc biệt nhất thuộc về phục trang của Thái tử phi (Tấm) do Rima Thanh Vy thủ vai.
Với sự tinh tế trong từng chi tiết, bộ cổ phục trên được lấy cảm hứng từ trang phục của một vị Hoàng hậu thời Lê Trung Hưng, bộ cánh gây ấn tượng khi thể hiện được nét uy quyền, quý phái của phụ nữ quý tộc xưa. Cần tới ít nhất 4 lớp phục sức để cấu thành bộ trang phục này, bao gồm: áo Giao lĩnh, Viên lĩnh bên trong, khoác ngoài là Đối khâm thêu họa tiết vàng anh, trên vai là Vân kiên và phần dưới là Tế tất với Thường. Bộ trang phục của nhân vật Tấm trong cảnh tiến cung được đầu tư bài bản, lấy cảm hứng từ một vị Hoàng hậu thời Lê.
Hiện tại, pho tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc - vợ Vua Lê Thần Tông vẫn còn nguyên vẹn và được được xếp vào hàng Bảo vật Quốc gia trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Bên cạnh trang phục, yếu tố phụ kiện đi kèm cũng góp phần làm nên tạo hình đẹp mỹ mãn cho nhân vật Tấm. Trong ngày sắc phong làm Hoàng hậu, cô được chỉnh trang với 4 trâm cài tóc tinh xảo bao gồm: 2 trâm hoa, 1 trâm vàng anh đúc nguyên chiếc và 1 trâm mai lan cúc trúc. Chưa kể còn có thêm bông tai, lược vàng và xích, đặc biệt là khăn Nhiễu với Ngọc bội cũng được tái hiện theo mẫu của giai đoạn lịch sử này. Trang sức của nàng Tấm gồm nhiều trâm cài, kim hoa và ngọc bội được chạm khắc công phu bằng vàng, khắc họa sự sang trọng, lộng lẫy của người phụ nữ quý tộc thời ấy.
Sự tỉ mỉ trong việc tạo ra những món trang sức cầu kỳ cho thấy tính kỹ lưỡng của ekip sản xuất, khi họ không chỉ tập trung vào vẻ đẹp bên ngoài mà còn chú trọng đến ý nghĩa và giá trị lịch sử của từng chi tiết.
Với trang phục của nhân vật Thái tử do diễn viên Hải Nam thủ vai cũng không kém phần tinh xảo so với nhân vật Tấm. Trong ngày trọng đại, Thái tử khoác áo Đối khâm, bên trong là Viên lĩnh, tóc được cúi cao, đội mão nạm vàng.
Quy trình nghiên cứu dày công: "Hay dở tính sau phải đúng trước đã"
Để tạo ra những bộ trang phục này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo của những người làm phim mà chính yếu là sự kiên nhẫn của ekip, đã tìm hiểu một cách chuẩn sát, đưa chất liệu lịch sử vào từng chi tiết nhỏ nhất. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết, mỗi bộ trang phục đều phải trải qua quy trình 3 bước. Đầu tiên, đạo diễn và họa sĩ Duy Văn tạo ra phác thảo từ những nghiên cứu và ảnh tham khảo cổ phục. Sau đó, thiết kế sẽ được nhà nghiên cứu sử học Phan Thanh Nam nhận xét, góp ý. Kết quả cuối cùng sẽ do Nabongchua - Giám đốc phục trang của phim thực hiện sản xuất.
"Chúng tôi thường nói rằng là hay dở tính sau nhưng phải đúng trước đã" , nam đạo diễn nhấn mạnh. Ekip làm phim cho rằng trang phục của Cám dị bản cần sát với hình dung của mọi người về câu chuyện này nhưng đồng thời cũng phải mới lạ và sáng tạo.
Ngoài ra, để tạo được những bộ trang phục không chỉ chỉ đẹp mắt mà còn truyền tải được không khí và bối cảnh lịch sử một cách chân thực như ý đồ của đạo diễn và nhà sản xuất thì chất liệu, màu sắc của vải và các chi tiết khác đều phải được tính toán kỹ càng.
Chẳng hạn, những chi tiết trên trang phục được xử lý hoàn toàn bằng tay, từ việc thêu đến đính kết hạt cườm và đá quý. Ngoài ra, để đảm bảo sự phù hợp với ánh sáng thực tế ở hiện trường, một số món đồ còn phải được thay thế, hoàn thiện ngay tại bối cảnh trường quay. Các loại vải được sử dụng cũng đều là những loại cao cấp, có độ rũ và ánh sáng phù hợp với thời đại mà bộ phim muốn tái hiện. Để có được khung hình ngập visual mãn nhãn của Thái tử và Thái tử phi trong ngày tiến cung là sự đầu tư và chọn lọc cẩn thận từ nhiều yếu tố trong trang phục như: thiết kế, chất liệu, màu sắc... để vừa phản ánh đúng thẩm mỹ của lịch sử vừa tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng trên màn ảnh.
Nhà sản xuất Hoàng Quân bổ sung: "Việc đầu tư thời gian và công sức vào trang phục không chỉ nhằm tạo ra vẻ đẹp thị giác mà còn để truyền tải được không khí và bối cảnh lịch sử một cách chân thực. Chúng tôi muốn khán giả khi xem phim không cảm thấy chúng tôi đã hời hợt hay thiếu sót với chính sự ủng hộ của họ."
Theo Thanh Niên Việt