Khi cho trẻ đi du lịch, các mẹ cần biết những điều này
Khi cho trẻ đi du lịch, các mẹ cần biết những điều này . Rất nhiều bà mẹ sáng suốt và cẩn trọng, đã cho con khám sức khỏe trước khi trải nghiệm một chuyến du lịch cùng gia đình. Nhưng, đó chưa phải là “đảm bảo sức khỏe 100%” cho con trẻ, mà trong suốt cuộc
Nội dung bài viết
Khi cho trẻ đi du lịch, các mẹ cần biết những điều này .
Trẻ cần đi khám sức khỏe trước một chuyến đi xa
Mùa hè thường là mùa kích cầu của các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch. Rất nhiều gia đình đã chọn những chuyến đi xa để thưởng lãm một miền văn hóa, thụ hưởng những dịch vụ du lịch văn minh ở các địa danh nổi tiếng.
Để có chuyến du lịch mỹ mãn, người đi cần có một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, để đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra trong suốt chuyến đi.
Đối với trẻ nhỏ, việc khám sức khỏe trước khi di chuyển quãng đường dài, đến một địa điểm mới là một lưu ý không được bỏ qua.
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ đã từng cho con đi du lịch xa thì khi đi khám sức khỏe, cần khéo léo trao đổi với bác sĩ về dự định du lịch của mình. Nên xin lời khuyên của bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể của con mình để đảm bảo an toàn khi di chuyển, trải nghiệm.
Cho trẻ em đi du lịch, phụ huynh cần có những bước chuẩn bị chu đáo về sức khỏe cho trẻ (Ảnh: Trần Minh).
Trẻ cần đi khám sức khỏe trước một chuyến đi xa
Mùa hè thường là mùa kích cầu của các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch. Rất nhiều gia đình đã chọn những chuyến đi xa để thưởng lãm một miền văn hóa, thụ hưởng những dịch vụ du lịch văn minh ở các địa danh nổi tiếng.
Để có chuyến du lịch mỹ mãn, người đi cần có một cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, để đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra trong suốt chuyến đi.
Đối với trẻ nhỏ, việc khám sức khỏe trước khi di chuyển quãng đường dài, đến một địa điểm mới là một lưu ý không được bỏ qua.
Theo kinh nghiệm của các bà mẹ đã từng cho con đi du lịch xa thì khi đi khám sức khỏe, cần khéo léo trao đổi với bác sĩ về dự định du lịch của mình. Nên xin lời khuyên của bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể của con mình để đảm bảo an toàn khi di chuyển, trải nghiệm.
Cho trẻ em đi du lịch, phụ huynh cần có những bước chuẩn bị chu đáo về sức khỏe cho trẻ (Ảnh: Trần Minh).
>>> Cùng xem thêm những mẫu áo thun thời trang mới 2018 kết hợp với những mẫu giày dành cho phái mạnh mà bạn không thể không biết tại ZANAFU.
- quần short nhẹ nhàng cho chàng dạo phố
- Những mẫu giày dép hiện đại
Smartphone có danh sách các bác sĩ để dự phòng
Một bà mẹ khôn ngoan và cẩn trọng khi đi du lịch thường lập một danh sách các bác sĩ tin cậy trong điện thoại của mình. Điều này giúp phụ huynh có được lời tư vấn tốt nhất khi trẻ bị bệnh.
Cũng nên nhớ rằng, lời tư vấn rõ ràng và đủ tin tưởng của bác sĩ chỉ có được khi phụ huynh đã xây dựng được mối quan hệ thân tình với các bác sĩ từ trước. Thực tế, công việc thường ngày của các bác sĩ rất bận, nên việc nghe điện thoại hiện một số lạ trong giờ làm việc là hơi khó. Do đó, rất nhiều bà mẹ có kinh nghiệm đối nhân xử thế khôn khéo, đã kết thân với vài ba bác sĩ để “ngộ nhỡ” khi cần còn nhờ tư vấn hiệu quả!
Thêm vào đó, phụ huynh khi du lịch, đi tới đâu thì cũng nên tìm hiểu mạng lưới y tế ở đó, để không bị động trước những tình huống mất an toàn sức khỏe có thể xảy ra.
Phụ huynh cần trông nom trẻ cận thận khi di chuyển đến địa điểm mới (Ảnh: Trần Minh)
Tủ thuốc cá nhân đáp ứng những bệnh của mùa du lịch
Mùa hè, người du lịch thường chọn biển để thỏa thích giải nhiệt, tránh nắng nóng. Nhưng, thực thế, nhà có trẻ con khi đi du lịch biển thì cần xem xét các yếu tố gây dị ứng từ thức ăn. Nếu con mình bị dị ứng khi ăn hải sản thì mẹ cần phải chuẩn bị thức ăn riêng cho con.
Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi thường dễ bị tiêu chảy. Do đó, việc thay đổi thời tiết, di chuyển nhiều, thức ăn không phù hợp có thể gây ra nhiều bất lợi cho con.
Cách tốt nhất, trước khi đi xa ca mẹ cần mang theo đủ lượng sữa cho những trẻ dùng. Hơn nữa, cần tìm hiểu thức ăn tại nơi đến có phù hợp với bé hay là không. Cũng nên mang theo một ít thức ăn khô, dễ chế biến mà trẻ thích để dùng khi đói.
“Một khi trẻ bị tiêu chảy, nguy cơ lớn nhất là mất nước và lỵ trực trùng. Vì vậy cần chú ý đến các dấu hiệu nguy hiểm sau: mất nước (trẻ khát nhiều, mệt lả, mắt trũng, khóc không nước mắt, tiểu ít, niêm mạc miệng khô), phân có máu, nhiệt độ trên 38,5OC và nôn liên tục không thể bú hoặc bù dịch đường miệng được. Nếu trẻ chỉ tiêu chảy mà không có các dấu hiệu nguy hiểm trên thì có thể bù dịch uống. Vì vậy nên mang theo các thuốc bù dịch như gói ORS hương cam hoặc viên hydrite hương dừa”, PGS. TS Lê Minh Khôi (Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM ) khuyến cáo.
Theo bác sĩ Lê Minh Khôi, có thể một số trẻ dị ứng với thời tiết thay đổi đột ngột ở nơi đến, hoặc dị ứng với phấn hoa. Biểu hiện dễ biết nhất là nổi mẩn ngứa trên da (mề đay), hoặc xuất hiện dưới hình thức khác như chảy nước mũi, hắt hơi, hen suyễn, tiêu chảy. Thể nặng nhất có thể gặp là sốc phản vệ, gây tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, nếu trẻ có cha mẹ hoặc người thân bị dị ứng, hen suyễn, cần chú ý đến khả năng này. Thế nên, tùy từng cơ địa trẻ, khi đi khám bác sĩ, cha mẹ xin ý kiến bác sĩ tư vấn về các loại thuốc chống dị ứng để mang theo, phòng khi cần thiết thì dùng.
Một chuyến du lịch mỹ mãn là khi cha mẹ cùng con khỏe mạnh và có nhiều trải nghiệm thú vị (Ảnh: Trần Minh)
Trẻ nhỏ mùa nóng thường bị những bệnh về đường hô hấp, nên đi du lịch cũng dễ dính “món” này. Do đó, khi book vé đi du lịch, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ thông tin về địa điểm định đến có lưu hành dịch bệnh nào hay không. Khi đi du lịch, cha mẹ phải nhắc nhở trẻ tránh xa khói thuốc lá, khói bụi, giữ ấm cho trẻ, tránh việc trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
“Sốt cũng là một vấn đề hay gặp ở trẻ khi đi chơi xa. Nếu sốt không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng nề. Vì vậy nhớ mang theo nhiệt kế và ít thuốc hạ sốt. Dễ dàng nhất là thuốc Efferalgan gói. Có nhiều hàm lượng khác nhau như gói 80mg, 150mg, 250mg, viên 500mg. Cũng nên trang bị một ít Efferalgan tọa dược (nhét hậu môn). Cách chọn hàm lượng và liều lượng dựa vào cân nặng của trẻ. Mỗi lần dùng thường 15mg/kg cân nặng. Hai lần dùng cách nhau khoảng 6 giờ”, TS Lê Minh Khôi nói về một bệnh phổ biến khi đi du lịch và loại thuốc phổ thông cần mang theo.