Đặc sản dân dã mà độc đáo ở Phú Quốc -Bún Kèn
Đến đảo ngọc Phú Quốc, ngoài các đặc sản quen thuộc như: nước mắm, rượu sim, tiêu… còn có một món ăn rất ngon và khó có thể thể tìm thấy ở nơi nào khác - chính là món bún kèn. Cái tên món ăn nghe đã thấy lạ, gợi nên trí tò mò.
Nội dung bài viết
bún kèn - món đặc sản dân dã mà độc đáo ở Phú Quốc bún kèn có độ giòn tan của đu đủ, mùi thơm đậm chất biển của cá và vị béo nhưng không ngậy của nước lèo.
Đến đảo ngọc Phú Quốc, ngoài các đặc sản quen thuộc như: nước mắm, rượu sim, tiêu… còn có một món ăn rất ngon và khó có thể thể tìm thấy ở nơi nào khác - chính là món bún kèn. Cái tên món ăn nghe đã thấy lạ, gợi nên trí tò mò.
Món bún kèn Phú Quốc
Món bún kèn vốn ít được nhắc đến trên bản đồ ẩm thực Việt Nam, thi thoảng tìm thấy ở các quán vỉa hè tại Châu Đốc hay Cần Thơ chứ khó tìm ở những thành phố lớn. Ngay tại Phú Quốc, món này cũng ít người biết cách chế biến đúng vị dù nguyên liệu khá đơn giản. Hiện tại, ở phú quốc cũng có một số tiệm bán món này nhưng ngon nhất vẫn chỉ có hai gánh hàng rong của một người bán gánh gần bùng binh chợ đêm Dinh Cậu và quán vỉa hè của cô Út Lượm ở đường 30/4 thị trấn Dương Đông.
Quán Út Lượm bày trí bình dân và rất đồng khách
Có tài liệu cho rằng “kèn” trong tiếng Khmer dùng để ám chỉ những món ăn có sử dụng nước cốt dừa. Không như nước lèo bún kèn ở một số tỉnh miền Tây được nấu từ thịt cá lóc, nước lèo bún kèn Phú Quốc được nấu từ cá nhàu hoặc cá ngân, những loại cá biển có rất nhiều ở đảo.
Nồi nước lèo có màu vàng đậm, nước sền sệt
Điểm đặc trưng của bún kèn Phú Quốc là cá được xay nhuyễn giống chà bông chứ không để nguyên miếng. Chính vì được xay nhuyễn nên hương vị cá đảm bảo được vị bùi và mặn mà, thơm ngon. Khi cá nhuyễn rồi mang đem đi xào với sả, ớt, tỏi… xào đến khi cá khô và thơm giòn. Sau đó cho nước cốt dừa, nước cá luộc đã lọc bỏ xương... rồi nêm nếm gia vị, nấu cho đến khi nước sền sền. Gia vị nhất thiết phải có bột cà ri hoặc ngũ vị hương, nước cốt dừa.
Cá xay nhuyễn được múc từ nước lèo, bỏ vào tô bún.
Khi ăn, người bán bỏ bún tươi vào tô, rải lên trên đó chút gỏi đu đủ, giá sống, rau thơm, chan chút nước cốt dừa và mắm chua ngọt. Để hoàn thiện tô bún, công đoạn cuối cùng là múc một thìa nước lèo có cá xay nhiễn vào tô. Người ăn chỉ việc trộn đều lên và thưởng thức món ngon này. Nếu bạn không thích ăn với bún thì bạn cũng có thể dùng nước kèn này chấm với bánh mì cũng rất ngon.
Món này ăn kèm với dưa leo, đu đủ loại gần chín, rau thơm, giá sống.
Mắm chua ngọt, nước cốt dừa là gia vị không thể thiếu.
Tô bún kèn có màu trắng của bún, giá, xanh của rau, đỏ của ớt, vàng cam của đu đủ bào, và vàng của nước lèo và cá xay nguyễn. Món ăn có vị beo béo của nước cốt dừa, ngọt đậm đà của cá, cay của ớt. Hương vị mà thực khách sẽ khám phá được chính là độ giòn tan của đu đủ, mùi thơm đậm chất biển của cá, vị béo nhưng không ngậy của nước kèn.
Thực khách chỉ cần trộn đều lên để ăn.
Thực khách có thể tùy ý khẩu vị mà gia giảm thêm nước mắm chua ngọt pha sẵn. Trước hương vị độc đáo của món, có người không ngại ngần ăn sang tô thứ 2, thứ 3. Trung bình một tô bún kèn bình dân ở Phú quốc có giá 20 ngàn. Nếu đã đến hòn đảo thiên đường này, bạn đừng quên nếm thử món bún đặc sắc ở đây nhé!
Đến đảo ngọc Phú Quốc, ngoài các đặc sản quen thuộc như: nước mắm, rượu sim, tiêu… còn có một món ăn rất ngon và khó có thể thể tìm thấy ở nơi nào khác - chính là món bún kèn. Cái tên món ăn nghe đã thấy lạ, gợi nên trí tò mò.
Món bún kèn Phú Quốc
Món bún kèn vốn ít được nhắc đến trên bản đồ ẩm thực Việt Nam, thi thoảng tìm thấy ở các quán vỉa hè tại Châu Đốc hay Cần Thơ chứ khó tìm ở những thành phố lớn. Ngay tại Phú Quốc, món này cũng ít người biết cách chế biến đúng vị dù nguyên liệu khá đơn giản. Hiện tại, ở phú quốc cũng có một số tiệm bán món này nhưng ngon nhất vẫn chỉ có hai gánh hàng rong của một người bán gánh gần bùng binh chợ đêm Dinh Cậu và quán vỉa hè của cô Út Lượm ở đường 30/4 thị trấn Dương Đông.
Quán Út Lượm bày trí bình dân và rất đồng khách
Có tài liệu cho rằng “kèn” trong tiếng Khmer dùng để ám chỉ những món ăn có sử dụng nước cốt dừa. Không như nước lèo bún kèn ở một số tỉnh miền Tây được nấu từ thịt cá lóc, nước lèo bún kèn Phú Quốc được nấu từ cá nhàu hoặc cá ngân, những loại cá biển có rất nhiều ở đảo.
Nồi nước lèo có màu vàng đậm, nước sền sệt
Điểm đặc trưng của bún kèn Phú Quốc là cá được xay nhuyễn giống chà bông chứ không để nguyên miếng. Chính vì được xay nhuyễn nên hương vị cá đảm bảo được vị bùi và mặn mà, thơm ngon. Khi cá nhuyễn rồi mang đem đi xào với sả, ớt, tỏi… xào đến khi cá khô và thơm giòn. Sau đó cho nước cốt dừa, nước cá luộc đã lọc bỏ xương... rồi nêm nếm gia vị, nấu cho đến khi nước sền sền. Gia vị nhất thiết phải có bột cà ri hoặc ngũ vị hương, nước cốt dừa.
Cá xay nhuyễn được múc từ nước lèo, bỏ vào tô bún.
Khi ăn, người bán bỏ bún tươi vào tô, rải lên trên đó chút gỏi đu đủ, giá sống, rau thơm, chan chút nước cốt dừa và mắm chua ngọt. Để hoàn thiện tô bún, công đoạn cuối cùng là múc một thìa nước lèo có cá xay nhiễn vào tô. Người ăn chỉ việc trộn đều lên và thưởng thức món ngon này. Nếu bạn không thích ăn với bún thì bạn cũng có thể dùng nước kèn này chấm với bánh mì cũng rất ngon.
Món này ăn kèm với dưa leo, đu đủ loại gần chín, rau thơm, giá sống.
Mắm chua ngọt, nước cốt dừa là gia vị không thể thiếu.
Tô bún kèn có màu trắng của bún, giá, xanh của rau, đỏ của ớt, vàng cam của đu đủ bào, và vàng của nước lèo và cá xay nguyễn. Món ăn có vị beo béo của nước cốt dừa, ngọt đậm đà của cá, cay của ớt. Hương vị mà thực khách sẽ khám phá được chính là độ giòn tan của đu đủ, mùi thơm đậm chất biển của cá, vị béo nhưng không ngậy của nước kèn.
Thực khách chỉ cần trộn đều lên để ăn.
Thực khách có thể tùy ý khẩu vị mà gia giảm thêm nước mắm chua ngọt pha sẵn. Trước hương vị độc đáo của món, có người không ngại ngần ăn sang tô thứ 2, thứ 3. Trung bình một tô bún kèn bình dân ở Phú quốc có giá 20 ngàn. Nếu đã đến hòn đảo thiên đường này, bạn đừng quên nếm thử món bún đặc sắc ở đây nhé!