1 loại lá giúp bà xã Lý Hải trẻ trung xinh đẹp ?
Ở tuổi U40, qua 4 lần sinh nở nhưng cả vóc dáng lẫn làn da của Minh Hà đều rất đẹp, được đánh giá không thua các cô gái đôi mươi.
Nội dung bài viết
Ở tuổi U40, qua 4 lần sinh nở nhưng cả vóc dáng lẫn làn da của Minh Hà đều rất đẹp, được đánh giá không thua các cô gái đôi mươi.
Những ngày vừa qua, thông tin ra mắt phim "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Bên cạnh đó, những câu chuyện về tổ ấm viên mãn của vợ chồng Lý Hải - Minh Hà cũng được công chúng chia sẻ rầm rộ.
Sau 14 năm kết hôn, cặp đôi đã có 4 em bé "đủ nếp, đủ tẻ" vô cùng xinh xắn, thông minh, được thừa hưởng những nét đẹp từ cả bố và mẹ. Nhan sắc của bà xã Lý Hải cũng nhận được rất nhiều lời khen của công chúng. Ở tuổi U40, đã trải qua 4 lần sinh nở nhưng cả vóc dáng lẫn làn da của cô đều rất đẹp, được đánh giá không thua các cô gái đôi mươi.
Bà xã Lý Hải làm đẹp bằng 1 loại lá để trẻ trung như gái đôi mươi
Quả thực, lão hóa là quy luật thường tình, ai cũng phải trải qua. Tuy nhiên lão hóa đến nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cách chị em chăm sóc cơ thể. Với bà xã Lý Hải, để lấy lại vóc dáng thần tốc sau sinh, cô thường dành thời gian để luyện tập thể thao, và yoga là bộ môn được người đẹp lựa chọn. Trong chế độ ăn, "bà mẹ 4 con" hạn chế tiêu thụ những món nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và tinh bột.
Bên cạnh đó, Minh Hà còn chia sẻ 1 bí quyết làm trắng da rất đặc biệt của mình đó là: Đắp mặt nạ lá trầu không. Cô thường ngâm lá trầu trong nước muối, sau đó xay nhuyễn cùng 1-2 thìa nước. Rồi dùng hỗn hợp này đắp lên da, massage trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng, cô thoa kem dưỡng ẩm, thực hiện 1-2 lần/tuần.
Thực tế, thông tin lá trầu không giúp làm trắng da, trị mụn, trị nám đã có từ lâu. Nhiều chị em sử dụng loại mặt nạ này công nhận rằng chúng có thể giúp làm sáng da, sở dĩ bởi trầu không có chứa các hoạt chất benzen, phenol, catechol, hydroquinone... Nhiều người sẽ cảm nhận được da trắng mịn hơn sau 1 tuần đắp lá. Tuy nhiên, trong thành phần của loại lá này cũng chứa nhiều hoạt chất ảnh hưởng đến sắc tố trên da. Nếu sử dụng quá nhiều, không che chắn kỹ sau khi dùng có thể làm mất sắc tố, gây độc tế bào sắc tố trên da.
Theo BSCKII da liễu Nguyễn Phương Thảo (làm việc tại TP.HCM): "Có rất nhiều loại mặt nạ thiên nhiên thường được chị em sử dụng để làm trắng da, bao gồm mặt nạ nha đam, mặt nạ tía tô, mặt nạ lá trầu không... Không phải ai cũng nhận được hiệu quả giống nhau từ những loại mặt nạ thiên nhiên này. Đặc biệt, không nên lạm dụng trên da mà cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ khi dùng. Mỗi tuần không nên dùng quá 1-2 lần.
Trong thành phần lá tía tô, lá trầu không... có chứa các thành phần nhạy cảm với ánh nắng. Do đó, nếu chị em muốn sử dụng các loại lá này để làm đẹp thì phải che nắng rất kỹ, nếu không sẽ gây phản tác dụng, gây hại thêm cho da".
Những lợi ích sức khỏe khác từ lá trầu không
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh): Trong Y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Chúng có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Lá trầu không có mặt trong một số chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ.
Chúng có thể được sử dụng trong một số cách sau:
1. Chữa mụn nhọt
Cách dùng: Lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lấy lượng bằng nhau. Giã nát tất cả rồi đắp lên da.
2. Chữa sai khớp, bong gân
Cách dùng: Lá trầu không 12g, nghệ già 20g, lá cúc tần, lá xạ can mỗi vị 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc rồi đắp lên chỗ sưng đau. Thay băng sau khoảng 2–3 ngày/lần. Cần có sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Chữa cảm mạo
Cách dùng: Lấy vài lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới.
4. Chữa viêm họng
Cách dùng: Lấy lá bạc hà, húng quế, lá trầu không, mật ong và gừng. Đem các thảo dược rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó trộn đều với mật ong và ngậm. Theo Phụ Nữ Mới
Những ngày vừa qua, thông tin ra mắt phim "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Bên cạnh đó, những câu chuyện về tổ ấm viên mãn của vợ chồng Lý Hải - Minh Hà cũng được công chúng chia sẻ rầm rộ.
Sau 14 năm kết hôn, cặp đôi đã có 4 em bé "đủ nếp, đủ tẻ" vô cùng xinh xắn, thông minh, được thừa hưởng những nét đẹp từ cả bố và mẹ.
Sau 14 năm kết hôn, cặp đôi đã có 4 em bé "đủ nếp, đủ tẻ" vô cùng xinh xắn.
Bà xã Lý Hải làm đẹp bằng 1 loại lá để trẻ trung như gái đôi mươi
Nhan sắc tươi trẻ của bà xã Lý Hải.
Bên cạnh đó, Minh Hà còn chia sẻ 1 bí quyết làm trắng da rất đặc biệt của mình đó là: Đắp mặt nạ lá trầu không. Cô thường ngâm lá trầu trong nước muối, sau đó xay nhuyễn cùng 1-2 thìa nước. Rồi dùng hỗn hợp này đắp lên da, massage trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng, cô thoa kem dưỡng ẩm, thực hiện 1-2 lần/tuần.
Thực tế, thông tin lá trầu không giúp làm trắng da, trị mụn, trị nám đã có từ lâu. Nhiều chị em sử dụng loại mặt nạ này công nhận rằng chúng có thể giúp làm sáng da, sở dĩ bởi trầu không có chứa các hoạt chất benzen, phenol, catechol, hydroquinone... Nhiều người sẽ cảm nhận được da trắng mịn hơn sau 1 tuần đắp lá.
Theo BSCKII da liễu Nguyễn Phương Thảo (làm việc tại TP.HCM): "Có rất nhiều loại mặt nạ thiên nhiên thường được chị em sử dụng để làm trắng da, bao gồm mặt nạ nha đam, mặt nạ tía tô, mặt nạ lá trầu không... Không phải ai cũng nhận được hiệu quả giống nhau từ những loại mặt nạ thiên nhiên này. Đặc biệt, không nên lạm dụng trên da mà cần có sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ khi dùng. Mỗi tuần không nên dùng quá 1-2 lần.
Trong thành phần lá tía tô, lá trầu không... có chứa các thành phần nhạy cảm với ánh nắng. Do đó, nếu chị em muốn sử dụng các loại lá này để làm đẹp thì phải che nắng rất kỹ, nếu không sẽ gây phản tác dụng, gây hại thêm cho da".
Những lợi ích sức khỏe khác từ lá trầu không
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh): Trong Y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Chúng có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Lá trầu không có mặt trong một số chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ.
Chúng có thể được sử dụng trong một số cách sau:
1. Chữa mụn nhọt
Cách dùng: Lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lấy lượng bằng nhau. Giã nát tất cả rồi đắp lên da.
2. Chữa sai khớp, bong gân
Cách dùng: Lá trầu không 12g, nghệ già 20g, lá cúc tần, lá xạ can mỗi vị 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc rồi đắp lên chỗ sưng đau. Thay băng sau khoảng 2–3 ngày/lần. Cần có sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Chữa cảm mạo
Cách dùng: Lấy vài lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới.
4. Chữa viêm họng
Cách dùng: Lấy lá bạc hà, húng quế, lá trầu không, mật ong và gừng. Đem các thảo dược rửa sạch và ép lấy nước. Sau đó trộn đều với mật ong và ngậm.